Đưa nông sản đặc sản Nam Định về Hà Nội
(28-11-2019)
Ngày 16/9, Sở NN&PTNT Hà Nội đã làm việc với Sở NN&PTNT Nam Định về chương trình hợp tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tại buổi làm việc, đại diện Sở NN&PTNT và DN của hai tỉnh, TP đã cùng nhau trao đổi tiềm năng, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là các mặt hàng nông lâm thủy sản an toàn.
Tìm hiểu một số sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Nam Định.
|
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định Hoàng Thị Tố Nga cho biết, toàn tỉnh có 115.000ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích sản xuất lúa thường xuyên 78.000ha, nuôi trồng thủy sản 15.000ha, bờ biển dài 72km, thuận lợi sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nông nghiệp tỉnh Nam Định đang có sự chuyển dịch về cơ cấu, tăng chất lượng, sản lượng hàng hóa. Mỗi năm sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 935.000 tấn, thủy sản 121.000 tấn, chăn nuôi 161.000 tấn, trong đó thịt lợn 140.000 tấn. Sản phẩm chủ lực là gạo Bắc thơm, ngao, cá bống bớp… Ngoài cung cấp nông sản thực phẩm cho địa phương, tỉnh Nam Định còn hướng tới các thị trường khác, trong đó có Hà Nội.
Tại buổi làm việc, đại diện DN của Hà Nội và Nam Định đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến tiềm năng, cơ hội hợp tác nhằm kết nối đưa nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản của Nam Định về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô. Đồng thời trao đổi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, nông nghiệp tỉnh Nam Định đang có sự chuyển dịch về cơ cấu, tăng chất lượng, sản lượng hàng hóa. Mỗi năm sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 935.000 tấn, thủy sản 121.000 tấn, chăn nuôi 161.000 tấn, trong đó thịt lợn 140.000 tấn. Sản phẩm chủ lực là gạo Bắc thơm, ngao, cá bống bớp… Ngoài cung cấp nông sản thực phẩm cho địa phương, tỉnh Nam Định còn hướng tới các thị trường khác, trong đó có Hà Nội.
Tại buổi làm việc, đại diện DN của Hà Nội và Nam Định đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến tiềm năng, cơ hội hợp tác nhằm kết nối đưa nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản của Nam Định về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô. Đồng thời trao đổi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.